Danh mục sản phẩm

Lập trình sử dụng bộ định thì trong PLC Mitsubishi

08/08/2016 9:07:16 SA
Bộ định thì thực hiện việc đếm xung cho đến khi đủ số xung tương ứng với thời gian cần định thì. Trong PLC có lệnh kích hoạt bộ định thì rất đơn giản về lập trình và sử dụng.

Bộ định thì về bản chất là một bộ đếm xung có chu kỳ xác định (được trình bày sau). Khi được kích hoạt, bộ định thì thực hiện việc đếm xung cho đến khi đủ số xung tương ứng với thời gian cần định thì. Trong PLC Mitsubishi có lệnh kích hoạt bộ định thì rất đơn giản về lập trình và sử dụng.

Bộ định thì được ký hiệu C và được đánh số thập phân. Ví dụ: C0, C32, D63.

Cơ chế hoạt động của bộ định thì như sau: (giả sử dùng bộ định thì T0)

Khi T0 chưa được kích hoạt thì T0 có logic 0; khi T0 được kích hoạt thì T0 vẫn có logic 0 cho đến khi hoàn tất thời gian định thì thì T0 có logic 1.

Chú ý: Điều kiện kích hoạt bộ định thì phải được duy trì trong suốt thời gian định thì. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì bộ định thì ngưng được kích hoạt, nghĩa là không định thì.

Phương pháp lập trình cho bộ định thì thường là xác định khoảng thời gian và các điều kiện để kích hoạt hay dừng bộ định thì. Trong hình 1 điều kiện kích hoạt bộ định thì có thể là các tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài PLC Mitsubishi. Trong ví dụ này bộ định thì T0 được kích hoạt bởi công tắc Y000. vì vậy, T0 chỉ bắt đầu định thì khi Y000 có logic 1. trong khi đó, Y000 được kích hoạt bởi công tắc thường mở X000 và thường đóng X001. khi bị kích hoạt, bộ định thì đếm xuống từ giá trị định trước, trong trường hợp này là 3 giây, đến khi bằng 0: khi đó các công tắc kết hợp với bộ định thì đó sẽ hoạt động.

Như với mọi công tắc khác trong PLC, công tắc được điều khiển bởi bộ định thì cũng được sử dụng ở vị trí nào trong chương trình ladder. Trong trường hợp này công tắc TO điều khiển ngỏ ra Y001. mạch logic dùng để kích hoạt bộ định thì củng là mạch logic dùng để dừng bộ định thì. Đây là trường hợp thường sử dụng trên các PLC loại nhỏ. Mạch kích hoạt bộ định thì có thể nhiều công tắc có liên hệ với nhau hoặc chỉ một công tắc.

Hình 1

Hình 1: mạch cơ bản về bộ định thì

Thông số giá trị định thì thay đổi tuỳ thuộc loại PLC của từng hãng, thường ta nhập vào hằng số ( K ) với đơn vị là giây, 10 miligiây hay 100 miligiây. Thời gian định thì không cố định vì tuỳ thuộc vào độ phân giải của bộ định thì sử dụng, độ phân giải thấp thì thời gian định thì lớn nhưng cấp chính xác nhỏ, độ phân giải cao thì thời gian định thì nhỏ, cấp chính xác cao. Giá trị tối đa cho hằng số thời gian định là K32767. ta có bản so sánh sau.

Độ phân giải

Thời gian định thì tối đa

Độ phân giải

100 miligiây

3276,7 giây

100 miligiây

10 miligiây

327,67 giây

10 mili giây

1 miligiây

32,767 giây

1 miligiây

Do thời gian định thì có giới hạn nên để có thể định thì được thời gian lớn hơn ta có thể sử dụng nhiều bộ định thì nối tiếp.

Bộ định thì T0 được đặc giá trị định thì 19 giây. Khi X000 là 1 ( nhấn nút ) thì Y001 = 1 thgực hiện việc duy trì cho công tắc X000. trong khi đó, công tắc thường đóng X000 hở vì X000 vẩn là 1, không cho phép bộ định thì hoạt động cho đấn khi không tác động vào nút nhấn nữa. X000 = 0. bộ định thì T0 sẽ định thì 19 giây. Khi hết đến thời gian định thì, công tắc T0 ở nhánh đầu tiên hở, ngắt đường hoạt động cho Y000 và T0 ( hình 2 ).

Hình 2

Hình 3

Hình 2 : Mạch định thì loại Off – delay

(a ) Mạch ladder  ( b ).Giản đồ thời gian.


Công ty chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm về điện công nghiệp và nhiều sản phẩm khác. Nếu quí khách có nhu cầu vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.6040 để được tư vấn tốt nhất. Xin cám ơn

Đăng Ký Email Nhận Tin Khuyến Mãi
top