Danh mục sản phẩm

Ứng dụng PLC Mitsubishi - Vận hành cửa tự động

21/10/2016 4:08:53 CH
Điều khiển cửa mở hay đóng khi phát hiện có đối tượng

Vận hành cửa tự động trong lập trình PLC Mitsubishi

Bảng khai báo thiết bị

Dạng
Địa chỉ thiết bị
Tên thiết bị
Sự hoạt động

Ngõ vào


X0
Giới hạn dưới
ON khi cửa đến giới hạn dưới
X1
Giới hạn trên
ON khi cửa dến giới hạn trên
X2
Cảm biến vào cổng
ON khi đối tượng đến gần cửa
X3
Cảm biến ra khỏi cổng
ON khi đối tượng ra khỏi cửa

Ngõ ra


Y0
Cửa nâng lên
Khi Y0_ON,cửa được nâng lên
Y1
Cửa hạ xuống
Khi Y1_ON,cửa được hạ xuống
Y2
Đèn báo
Khi Y2_ON,đèn báo bật sáng
Y3
Còi báo
KhiY3_ON,còi kêu lên (đèn trên màn hình bật sáng).

Mục đích điều khiển:

Điều khiển cửa mở hay đóng khi phát hiện có đối tượng

Những đặc tính điều khiển:

Điều khiển tự động:

Khi cảm biến vào cổng X2 nhận biết có đối tượng thì cửa di chuyển lên trên .

Khi cảm biến ra khỏi cửa X3 nhận biết có điối tượng ra khỏi cửa thì cửa di chuyển xuống.

Cửa ngừng di chuyển lên trên khi cảm biến Giới hạn trên X1 chuyển lên ON.

Cửa ngừng di chuyển xuống dưới khi cảm biến Giới hạn dưới X0 chuyển lên ON.

Trong khi vẫn còn nằm trong giới hạn giữa cảm biến vào cổng X2, cảm biến ra khỏi cổng X3 thì cửa không di chuyển xuống và đèn báo Y2 bật sáng .

Điều bằng tay:

         Khi nhấn nút [▲ Cửa nâng lên] X4 thì cửa sẽ được di chuyển lên trên.

         Khi nhấn nút [▼ Cửa hạ xuống ] X5 thì cửa sẽ được hạ xuống.

Sơ đồ nguyên lý:

hình 1

Giải thích sơ đồ nguyên lý:

Khi tác động vào S0 thì cuộn dây Rơle RL1 có điện, thì nó sẽ tác động vào tiếp điểm thường mở RL1. Từ đó nó sẽ tác động vào địa chỉ X000 của PLC .

   Khi tác động vào S1 thì cuộn dây Rơle RL2 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở RL2 sẽ có điện. Từ đó, địa chỉ X001 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

   Khi tác động vào S2 thì cuộn dây Rơle RL3 sẽ có điện, thì nó sẽ tác động vào tiếp điểm thường mở RL3 .Từ đó ,địa chỉ X002 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

    Khi tác động vào S3 thì cuộn dây Rơle RL4 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở RL4 sẽ có điện. Từ đó, địa chỉ X003 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

   Khi tác động vào S4 thì cuộn dây Rơle RL5 sẽ có điện, thì nó sẽ tác động vào tiếp điểm thường mở RL5. Từ đó, địa chỉ X004 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

   Khi tác động vào S5 thì cuộn dây Rơle RL6 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở RL6 sẽ có điện. Từ đó, địa chỉ X005 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

   Khi tác động vào S6 thì cuộn dây Rơle RL7 sẽ có điện, thì nó sẽ tác động vào tiếp điểm thường mở RL7. Từ đó, địa chỉ X006 của PLC sẽ nhận được tín hiệu.

   Khi Y000 có tín hiệu thì cuộn dây của Rơle R1 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở của R1 sẽ đóng lại. Từ đó, cuộn K1 sẽ có điện.

   Khi Y001 có tín hiệu thì cuộn dây của Rơle R2 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở của R2 sẽ đóng lại. Từ đó, cuộn K2 sẽ có điện.

    Khi Y002 có tín hiệu thì cuộn dây của Rơle R3 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở của R3 sẽ đóng lại. Từ đó, cuộn K3 sẽ có điện.

    Khi Y003 có tín hiệu thì cuộn dây của Rơle R4 sẽ có điện nên tiếp điểm thường mở của R4 sẽ đóng lại. Từ đó, cuộn K4 sẽ có điện.

Chương trình Ladder mẫu:

hình 2


Đăng Ký Email Nhận Tin Khuyến Mãi
top